Những giai thoại Công tử Bạc Liêu
Thú chơi xe
Ông
Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba
Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe
hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette,
còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể
thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ
có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Thuê người Pháp làm công
Ba
Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri,
chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều
hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý
được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri
mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới
về nước.
Thú mê võ
Công
tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nửa đầu thế kỷ 20, học võ là
một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ
anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà họcvõ Xiêm. Ông ta đã cất
công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út
của ông ta.
Người Việt đầu tiên sở hữu máy bay
Một
sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả
Việt Nam
cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[5] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua
thăm điềnRạch Giá,
Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim
báoxăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy
phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận
nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạlúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn
ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở
hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân
Thú vui di chuyển
Ba
Huy sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói
quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần
từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái.
Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một
trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi
hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một
chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công
tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ
trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật
ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là
một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng,
trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[7], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Giao tranh Hắc - Bạch công tử
Bạch công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George
Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng[8], người ở làng
Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho[9]. Phước cũng
là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân
biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương,
từng quaPháp học về sân khấu. Về nước Phước
cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng
với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ.
Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ.
Tác
giả Nguyễn Thiện viết:
"Đang lúc cô Ba Trà, một người con gái có sắc đẹp làm xao
xuyến tâm hồn Bạch công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa
kịp cung phụng tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe
lại nhà cô Ba Trà, rủ xuống Cần Thơăn cá cháy và
đánh bài gỡ bạc.
Hai người vừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa
nguội thì chiếc Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả
hai lâm vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh
phục của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột
chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước khi vào
phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch Công tử liền
lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn
trị giá gấp đôi..."
|
Một
lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời
Hắc công tử đến xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy
con công (tờ 5 đồng thời đó), Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử
thấy vậy hỏi:
-
Chú kiếm gì vậy?
-
Tôi kiếm tờ con công. (Tờ bạc 5 đồng)
Hắc
công tử mỉm cười nói:
-
Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.
Nói
rồi Hắc công tử móc tờ giấy bạc bộ lư (tờ 100 đồng) châm lửa soi cho Bạch công
tử kiếm. Bị một vố quá nặng, vãn tuồng, Bạch công tử mới nói:
-
Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon,
toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy
thắng?
Hắc
Công Tử đáp:
-
Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để tôi chơi cho chú
chết luôn!
Tối hôm sau, Hắc công tử cho
trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm
đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ chức ở
đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy
nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của rất nhiều người chứng
kiến. Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những người trong gia đình họ Trần.
Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba
Huy tuyên bố rằng ông ta thua trong danh dự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét