Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012


SÁCH CỦ….THẤY CŨNG THÈM
Hai vợ chồng cùng ngành xuất bản sách. Đêm tân hôn của họ thật thơ mộng. Họ nói với nhau đủ chuyện từ chuyện yêu đương gia đình, bè bạn, nghề nghiệp.

Anh chồng ôm vợ âu yếm rồi đọc thơ:

Sách mới cho nên phải đắt tiền!

Chị vợ cùng nghề, nghe chồng đọc liền ứng khẩu đọc tiếp luôn:

Hôm nay xuất bản lần đầu tiên,

Anh chồng ghì chặt vợ vào lòng mình đọc luôn câu thứ ba:

Anh còn tái bản nhiều lần nữa

Chị vợ sung sướng đọc câu thơ trong tiếng thở:

Em để cho anh giữ bản quyền !

Vài năm sau:

Cô vợ đọc:

Sách đã cũ rồi phải không anh
Sao nay em thấy anh đọc nhanh
Không còn đọc kỹ như trước nữa
Để sách mơ thêm giấc mộng lành


Anh chồng ngâm:

Sách mới người ta thấy phát thèm
Sách mình cũ rích, chữ lem nhem
Gáy thì lỏng lẻo, bìa lem luốc
Đọc tới đọc lui, truyện cũ mèm


Cô vợ thanh minh:

Sách cũ nhưng mà chuyện nó hay
Đọc hoài vẫn thấy được bay bay
Đọc xong kiểu này, rồi kiểu khác
Nếu mà khám phá sẽ thấy hay


Anh chồng lầu bầu:

Đọc tới đọc lui mấy năm rồi
Cái bìa sao giống giấy gói xôi
Nội dung từng chữ thuộc như cháo
Nhìn vào hiệu sách, nuốt không trôi

Thằng hàng xóm hắng giọng sang:

Sách cũ nhưng mà tui chưa xem
Nhìn anh đọc miết thấy cũng thèm
Cũng tính hôm nào qua đọc lén
Liệu có trang nào anh chưa xem?
         THƠ VUI TÌNH YÊU
Nhận được thư em lúc nhá nhem,
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem
Trong thư em viết dăm ba chữ:
"Anh ơi ngày mai nó lấy em".

Trên đời gì rẻ bằng xôi.
Anh đây chẳng tiếc mời em ăn cùng.
Giờ đây em đã ăn rồi.
2 ngàn em nhớ trả giùm cho anh!

Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu?
Đi đâu không biết hàng đầu cứ đi !

Con người càng lúc càng đông.
Thạch Sanh thì ít , Lý thông thì nhiều .

Thân em như giếng giữa đàng.
Người khôn rửa cẳng , người phàm rửa chân!

Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Chỉ tội cho cái thằng con.
Đứng ngoài chầu chực biết ngon là gì.

Chắp tay lạy cụ tình yêu.
Cho con lấy được nàng Kiều ngày nay.
Cụ nhìn trợn mắt cau mày.
Không đưa hối lộ thì đây đếch ừ .

Má ơi đừng gả con xa.
Chim kêu vượn hú biết đâu mà lần.
Má ơi đừng gả con gần.
Con qua xúc gạo nhiều lần má la.

Cá không ăn muối cá ươn.
Chồng cãi lại vợ ra đường bơm xe.

Trên trời có đám mây xanh.
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Nếu mà anh lấy phải nàng,
Anh thà thắt cổ cho nàng ở không.

Giám thị nhìn em giám thị cười.
Em nhìn giám thị lệ tuôn rơi.
Cổng trường đại học cao vời vợi.
Đồng ruộng mênh mông đón em về.

Này cô con gái nhà ai.
Cớ sao dám hái hoa nhài nhà tôi.
Hái rồi thì hãy ...lấy thôi.
Còn chưa hái được để tôi...hái dùm.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu.
Vợ chồng cấy cấy là thằng cu ra đời.

Học không yêu yếu dần rồi chết
Yêu không học không ngóc được lên.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi .
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Đêm qua anh ngủ trên giường.
Nhớ em tỉnh giấc, lọt giường gãy xương.

Trăm năm cừu vẫn là cừu.
Ăn xong rửa chén là điều dĩ nhiên.
Cái giường mà biết nói năng.
Thì ông hàng xóm hàm răng chẳng còn

Cứ chơi cho hết đời trai trẻ,
Rùi âm thầm lặng lẽ đạp xích lô.

Dây tơ hồng ...quấn quanh chuồng lợn.
Tình chúng mình có tợn quá không em??

Râu tôm nấu với ruột bầu,
Chồng ăn nhổ toẹt lầu bầu chê ngu!

Thu đi để lại lá vàng ,
Anh đi để lại cho nàng thằng cu.
Mùa thu nối tiếp tiếp mùa thu ,
Thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời.

Khi xưa vác bút theo thầy ,
Bây giờ em lại vác cày theo trâu.

Tình chỉ đẹp khi tình dang dở .
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

Đường về đêm tối canh thâu.
Nhìn anh tôi tưởng con trâu đang cười.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh.
Còn em hoa súng thì đành ở ...... ao .

Con cò đi uống rượu đêm.
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Còn anh chả uống ngụm nào.
Cũng say ngây ngất ngã vào lòng em .

Thương anh chín đợi mười chờ.
Đến khi mười một , em lờ bỏ anh.

Một con ngựa đau, cả tàu ...bỏ chạy.

Một người vô nét , cả nhà kẹt phone.

Con vua thì lại làm vua
Con gái bác sỹ khó cua vô cùng

Kén canh chọn cá lung tung.
Mai kia ở giá chiếu mùng lạnh tanh.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Thấy em yểu điệu cầm daọ...mỗ gà.
Con gà em cắt làm ba.
Trời ơi có phải em là.....em không??

Gió đưa bụi chuối sau hè.
Giỡn chơi chút xíu ai dè... có con.

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ ở nhà lầu ngồi chơi.

Lạy thượng đế bao giờ con hết khổ
Tổ cha mài còn khổ mãi nghen con

Học hành thi cử làm chi
Tú xương còn rớt huống chi là mình

Vũ trường là chốn an chơi
Chí Hòa là chốn nghỉ ngơi giang hồ

Học cho lắm tắm hổng có wần thay
Học rai rai có cái thay cái đổi
Học cho lắm cũng ăn mắm với cà
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Hoc cho lắm tắm cũng ở truồng
Học luồng xuồng cũng cởi truồng di tắm

Học làm gì cho đầu to mắt trố
Về nhà lấy vợ cho dân số tăng nhanh

Nhà trường là nhà tù
Sách vở là kẻ thù
Đi học là đi tu
Thầy cô như sát thủ
Thời gian như cao su
Bạn bè nhu tôm sú

Qua cầu ngả nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp ...tốn xăng dầu bấy nhiêu .

Bánh mì phải có patê
Làm trai phải có máu dê trong người!!!

Làm trai cho đáng nên trai
Lang beng cũng trải, giang mai cũng từng!!!

Học trò ngày nay quậy tới trời
10 thằng đi học 9 thằng chơi
3 thằng đến lớp 2 thằng ngủ
Còn lại thằng kia cùng gật gù.

Bước chân dô quán đèn mờ
Ngùi gần con gái không sờ là ngu!!
Thà rằng cắt tóc đi tu
Ngồi gần con gái ..... ngu sao không sờ!!

Hôm qua anh đến nhà em
Ra về mới nhớ để quên 50 ngàn.

Mẹ ơi con muốn có chồng
Con ơi.... mẹ cũng một lòng như con.

Gọt xoài đừng để xoài chua
Chọn bạn đừng để bạn cua bồ mình.

TẶNG EM KIỀU NƯƠNG - CA MAU



 THƠ TÌNH YÊU


NGƯỜI YÊU ƠI!
Em có nghe xa xa tiếng gió chiều
Muôn lời yêu anh gửi thầm trong đó
Trái tim anh đang âm thầm khẽ gọi
Suốt cuộc đời nguyện mãi mãi yêu em
Em có biết trong muôn vàn khoảnh khắc
Từng đêm dài thao thức nhớ mong em
Những giây phút còn mình anh lặng lẽ
Cô đơn cùng với ánh trăng mờ.
Em có yêu như lời em đã hứa
Để riêng anh sống trong niềm ảo vọng
Hạnh phúc đâu hay chỉ là cát bụi
Vẫn một mình tin tưởng trái tim em.
Ánh nắng mai dịu dàng bên khung cửa
Như tâm hồn cô gái tuổi đôi mươi
Anh đã yêu và chờ đợi con người ấy
Không lợi danh, không một chút mưu cầu.
Đã bao lần anh âm thầm tưởng tượng
Khuôn mặt em, giọng nói tiếng em cười
Một chiều vàng bên góc sân thường tới
Nắm tay em chỉ ước chẳng muốn dời
Người yêu ơi ngàn lần anh muốn nói
Em đã là tất cả trái tim anh
Xin em đừng lạnh lùng đến như thế
Bỏ lại anh cùng với mối tình đầu.
Nếu một ngày em rời xa mãi mãi
Trái tim anh sẽ quặn đau hấp hối
Trái đất xanh như thiếu ánh mặt trời
Cánh đồng khô chờ cơn mưa cằn cỗi.
Anh sẽ đợi và yêu em suốt đời
Trong muôn vàn kí ức có riêng em
Hãy yêu anh như em yêu chính mình
Để anh biết có em là duy nhất.

Vì anh yêu em

Khi nào em buồn chuyện đôi ta
Thì về bên ấy trọn thiết tha
Nơi ấy bình yên em hạnh phúc
Anh vui và nhớ chuyện hôm     qua
Khi nào nắng ấm em để quên
Vườn anh lạnh lẽo ngày buồn tênh
Em nhớ mang nắng về bên ấy
Vườn ai xanh thẳm ngày nắng lên
Và khi em nhớ người nơi đây
Thì cười lên nhé chớ nặng đầy
Hoàng hôn vừa về ngang dốc nhỏ
Chiều ơi! Ta nhớ một bàn tay.



GỞI LẠI
Xin gởi lại ngôi trường bao kỷ niệm
Ngày tháng dài sao nói hết tâm tư
Chiều ai buồn xa xăm làn khói nhạt
Đời sinh viên ôm ấp tuổi mộng mơ.
Xin gởi lại giảng đường sao mà nhớ
Những khi buồn lên lớp vắng như không
Sinh viên nghèo ai mà không mơ ước
Để sau rồi ôm mãi mộng ra đi.
Xin gởi lại tháng ngày trong ký túc
Năm sáu thằng lục đục rứa mà vui
Những chiều mưa nỗi buồn đâu lại tới
Nhìn mưa rơi ta lại nhớ mưa rơi.
Xin gởi lại vui buồn trong lớp học
Chiều cà phê đắng nghét nụ cười cay
Những tháng ngày cùng nhau ta tiến bước
Để xa nhau ta mãi nhớ về nhau.
Xin gởi lại tình ai cho ai đó
Khi vui buồn ai sánh bước bên ai
Rồi mai đây đường đời người đôi ngả
Mãi nhớ hoài kỷ niệm thuở sinh viên.   
       

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012


ANH CÓ MUỐN VUI VẺ KHÔNG???
Một anh chàng đang trên đường về nhà thì bị cô gái chặn lại hỏi:
Ngó thấy cô gái vô cùng xinh đẹp mà ăn mặc lại cực kì bốc lửa, anh chàng liền hỏi:

Bao nhiêu?

Cô gái đáp:

200K

Anh gật đầu đồng ý thế là cô ta bán cho anh một quyển truyện cười...

*************************************
Nghe tiếng gõ cửa, người đàn bà đang làm cơm trong bếp chạy ra. Người đàn ông gật đầu chào rồi hỏi:

"Bà có nghĩ rằng mình có thân hình rất khêu gợi?".

Bị hỏi bất ngờ, người đàn bà sững sờ trong giây lát. Khi bình tĩnh trở lại bà liền đóng sầm cửa không thèm trả lời.

Chiều hôm sau lại có tiếng gõ cửa, vẫn người đàn ông hôm trước với câu hỏi cũ. Thiếu phụ lại trả lời bằng thái độ lặng thinh. Câu chuyện đó diễn ra suốt một tuần liền. Người đàn bà không chịu nổi nữa bèn kể đầu đuôi với chồng để tìm cách đối phó.

Hôm sau, vừa nghe tiếng gõ cửa, người chồng vội nấp sau cánh cửa còn người vợ chạy ra mở cửa.

- Chào bà, bà có nghĩ rằng mình có thân hình rất đẹp và khêu gợi?

Yên chí có chồng đứng sau cánh cửa, người đàn bà trả lời mạnh bạo:

- Đúng, như vậy thì có sao không?

- Thưa, nếu vậy xin bà nói giùm với ông nhà là hãy xài đồ nhà chớ đừng sang ve vãn vợ tôi nữa.

***************************************
Khách khứa ra về hết, trong buồng chỉ còn đôi vợ chồng trẻ. Cùng nhau uống ly rượu hợp cẩn, nhìn nhau say đắm, chú rể hăng hái giục: "Thôi, ta vào việc đi em!". Cô dâu bẽn lẽn: "Vội thế. Còn sớm mà anh!" . Chú rể nôn nóng: "Sớm gì nữa, 10h rồi đấy". Cô dâu lại bẽn lẽn: "Nhỡ ai gọi cửa thì phiền". Chú rể càng nôn nóng: "Không ai quấy rầy chúng mình nữa đâu. Thôi, nhanh lên em! Anh chịu không nổi rồi". Cô dâu rụt rè: "... Thế anh tắt đèn đi vậy. Xấu hổ lắm". Chú rể trố mắt: "Sao lại phải tắt đèn? Tắt đèn thì làm sao... đếm tiền được?"
Suu Tam


TÌNH YÊU LÀ GÌ….
Thợ mộc: Là việc lắp chiếc cánh cửa vào khung, cần phải lắp thế nào để nó không quá chặt hay quá lỏng!
- Thợ ảnh: Ngắm nghía tự do!
- Thợ sửa đồng hồ: Cần dò từng tí!
- Thợ săn: Đi gài bẫy khắp nơi để hi vọng mình… mắc bẫy!
- Nhà sử học: Khi Eva giả nai để thu về nô lệ nam!
- Lái xe: Sự êm ái của ghế ngồi, sự tít mù của bánh xe và sự thay đổi đột ngột của phanh!
- Nhà kinh doanh: Đầu tư vật chất để hi vọng sẽ có lãi tinh thần!
- Thợ may: Sự liên kết giữa hai tấm vải, nên cần sợi chỉ thật bền!
- Luật sư: Một người là tù nhân tự nguyện, còn người kia là… phụ nữ!

DẠI GÁI



NGỬI PHAO CÂU
Một đoàn khách đi du lịch, đến giờ ăn tối, họ vào một nhà hàng bán vịt quay Bắc Kinh.
Cô hướng dẫn viên người TQ giới thiệu:

- Hôm nay chúng ta thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh.
Một vị khách nam đứng lên nói:
- Tôi có biệt tài đoán con vịt nào đúng vịt Bắc Kinh, con vịt nào không phải.
Cô hướng dẫn viên phấn khởi:
- Vậy mời quý khách lên thử, nếu đúng sẽ yêu cầu nhà hàng sẽ tặng quý khách món quà đặc biệt!
Vị khách đứng dậy cầm con vịt lên ngửi vào phao câu và nói:
- Con này không phải, con này là vịt Quảng đông !
Vị khách cầm con vịt khác lên ngửi phao câu và nói:
- Con này mới đúng là vịt Bắc Kinh !
Nhân  viên nhà hàng cảm phục trước tài nghệ của vị khách. Cả  đoàn vỗ tay tán  thưởng và ăn uống một cách vui vẻ. Cô hướng dẫn viên  trao cho vị khách  món quà của nhà hàng như đã cam kết.
Buổi tối, khi về khách sạn, chuẩn bị lên giường đi ngủ thì  thấy có tiếng gõ cửa. Vị khách ra mở cửa thì thấy cô hướng dẫn viên xin  vào và nói :
-  Thưa chú, cháu là người Việt lưu lạc sang TQ từ nhỏ và  quên mất gốc gác, quê hương nên không tìm được lại người thân mười mấy  năm nay nhớ nhà nhớ gia đình, hôm nay thấy chú chỉ cần ngửi phao câu là  biết gốc gác con vịt đó ở đâu cháu mừng quá nên mới nhờ chú ngửi xem quê  nhà cháu ở đâu ạ?

 

THIẾU NỮ CÓ VÒNG 1 NGOẠI CỠ

Một cô gái tung tăng chạy từ trường về nhà và hét toáng lên:  “Mẹ ơi, hôm nay con học đếm, những đứa khác chỉ đếm được đến 4, còn con  đếm được đến 10. Mẹ xem này, 1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8, 9, 10!”.        

             
- “Tốt lắm”, người mẹ trả lời.

-  Đó là bởi con là cô bé tóc vàng hoe đúng không mẹ?

- Đúng rồi  con yêu. Đó là bởi con tóc vàng.

Ngày hôm sau, cô gái lại hớn hở  về nhà khoe: “Mẹ ơi, hôm nay con học bản chữ cái. Bọn khác chỉ nói được  D, còn con thì nói được đến G. Đây nhá: A, b, c, d, e, f, g!”.

- “Rất tốt”, bà mẹ đáp.

- Đấy là bởi con tóc vàng mẹ nhỉ?.

-  Ừ, đúng rồi. Con là cô bé tóc vàng mà.

Ngày tiếp theo, cô bé lại hét lên ngay khi  vừa về đến nhà: “Hôm nay bọn con học thể dục, khi chúng con tắm, những  đứa khác có ngực phẳng lỳ. Còn con, mẹ xem này”, cô gái vừa nói vừa vén  áo lên khoe bộ ngực căng tròn.

- “Đẹp lắm”, người mẹ bối rối nói.

-  Đó là bởi con tóc vàng đúng không mẹ?

- Không, con yêu, đó là  bởi con đã 25 tuổi.




CON TRAI LÀ CHÚA LINH TINH
Trong một toa xe lửa, có 3 người đàn ông và một cô gái trẻ cực kỳ hấp dẫn. Cả bốn người cùng hòa vào một cuộc nói chuyện, một lát sau họ chuyển sang chủ đề... tế nhị.

Cô gái trẻ đề nghị: "Nếu mỗi người trong số các anh đưa em 1 đô la thì em sẽ cho các anh thấy chân em.” Ba người đàn ông, bị mê hoặc bởi cô gái trẻ này, tất cả lôi 1 đô la ra khỏi túi họ, và sau đó cô gái kéo váy lên một ít để cho thấy cặp chân nàng.
Sau đó, nàng nói: "Nếu mỗi người trong số quý ông các anh đưa em 10 đô la, em sẽ cho các anh thấy đùi em.”

Đàn ông là đàn ông, cả 3 người đều lôi ra tờ 10 đô la. Cô gái kéo hết váy thật cao, khoe cặp đùi siêu mẫu.
Cuộc nói chuyện tiếp tục, và ba người đàn ông, có phần bị hút vào cô nàng sexy, chờ đợi lời đề nghị "hot" hơn nữa. Cô gái trẻ nói: "Nếu các anh đưa em 100 đô la thì em sẽ cho các anh thấy nơi em bị... mổ ruột thừa.”

Một cách tự nhiên, cả ba người đều đưa tiền. Lập tức, cô gái quay qua cửa sổ, chỉ về phía một bệnh viện ở xa và nói: "Đó!”



CHIEN CONG CUA ANH HUNG NGUYEN TRUNG TRUC
Trận đồn Kiên Giang hay trận đồn Rạch Giá xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1868 và kết thúc khoảng 5 ngày sau đó. Cuộc đánh chiếm này do Nguyễn Trung Trực khởi xướng, và đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Tuy quân Việt làm chủ tòa thành có 5 ngày, nhưng sự kiện này đã được tác giả George Diirrwell đánh giá là một sự kiện bi thảm (un événement tragique) của thực dân PhápViệt Nam.

Trước trận chiến

Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp tại vàm sông Nhật Tảo (Long An), Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa.
Đến khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, rút quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập chiến khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.

Chuẩn bị

Ở Hòn Chông, Nguyễn Trung Trực thường giả dạng đi nhiều nơi, để vận động những người có cùng chí hướng (trong số đó có cả hương chức, Hoa - Khmer) cùng tham gia công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.
Một lần, có người giới thiệu ông đến Tà Niên tìm gặp Lâm Quang Ky. Do tương đồng chí hướng, Nguyễn Trung Trực nhận ông Ky cùng 4 người bạn thân của ông Ky, đó là: Trịnh Văn Tư, Hồng Văn Ngàn, Ngô Văn Búp và Nguyễn Văn Niên vào đội ngũ kháng Pháp.
Ở đó được năm hôm để tìm hiểu và cân nhắc, Nguyễn Trung Trực đã quyết định chọn vùng đất này, làm điểm tập trung quân và xuất phát để tấn công đồn Kiên Giang do Trung úy Sauterne chỉ huy.

Trận đồn Kiên Giang

Đánh chiếm đồn

Sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng; vào khoảng nửa đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực cùng đoàn nghĩa quân bất ngờ dùng ghe chèo di chuyển theo bờ biển, đổ bộ lên bờ rạch Lăng Ông (Rạch Giá)
Sau khi hợp quân với đoàn nghĩa quân đến từ Hòn Chông, khoảng 4 giờ sáng, Nguyễn Trung Trực cho người lẻn vào giết chết lính canh, rồi phát lệnh tấn công. Lập tức, người thì trèo tường, người thì phá cổng...Đang lúc say ngủ, quân Pháp không kịp phản ứng gì, nên đồn bị nghĩa quân chiếm lĩnh khá nhanh chóng...
Tác giả Alfred Schreiner thuật trận đánh đồn Kiên Giang như sau:
Đồn Rạch Giá bị tấn công lúc 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868. Trung úy hải quân kiêm thanh tra địa phương, người ở đây gọi là Chánh Phèn, vì bộ râu vàng hoe, là một trong những người bị giết trước tiên. Trung úy Sauterne chỉ huy đồn lính bị giết chết sau một chập chống trả mãnh liệt. Đồn này gồm 30 người, ngủ say cạnh những khẩu súng của họ đều bị hạ sát. Khoảng 12 người họp lại mở vòng vây chạy tản mác vào làng. Vì lạ người lạ cảnh, họ bị giết lần lượt bằng chĩa ba, chỉ trừ Duplessis, tên này chạy trốn trong lùm bụi và được một ông lão và một người đàn bà Việt Nam cho ăn. Một viên chủ của sở thâu thuế tự vệ một lúc lâu bằng súng, cuối cùng cũng bị hạ sát với đứa con gái và đứa con trai nhỏ. Mấy tên thông ngôn và viên chức Việt nam làm việc cho người Pháp bị bắt và bị giết vừa lúc quân Pháp vừa lúc quân Pháp trở lại (phản công). Lúc Pháp tái chiếm Rạch Giá, những người Cao Miên quanh vùng dẫn tên Duplessis cho Thiếu tá Ausart và bắt đầu lục soát tìm nghĩa quân
Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mới nhận được tin dữ, liền cử Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart mang quân từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Trong đội quân này, có Đại úy Dismuratin, chỉ huy một phân đội lính thủy đánh bộ, Trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà. Ngoài ra còn có Trung úy Hải quân Richard, Tổng đốc Lộc, Tổng Đốc Phương  đi theo làm phụ tá...
Đến ngày 21, đoàn quân trên theo kênh Thoại Hà, mặc dù có cản ở Ba Bần và Trà Kên do lực lượng Trần Văn Thành cùng đông đảo người dân Núi Sập thiết lập, nhưng họ vẫn tiến đến Sọc Suông (nay thuộc xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang). Dọc đường, nhiều lần nghĩa quân ra sức đã chống ngăn, nhưng trước vũ khí quá mạnh của đối phương, Nguyễn Trung Trực đành phải cho quân rút vào đồn Rạch Giá, rồi rút tiếp ra Hòn Chông (Kiên Lương). Một số nghĩa quân theo không kịp, chạy trốn tản mác tại Rạch Giông (cách chợ Rạch Giá khoảng 3 km) và Rạch Kim Quy (nay thuộc xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, Kiên Giang). Ngay sau khi tái chiếm đồn, A. Léonard Ausart liền sai lính đi tìm bắt các nghĩa quân đang lẩn trốn...

Thiệt hại

Sau trận đồn Rạch Giá, hai bên đã bị thiệt hại như sau:
  • Về phía Pháp có 5 sĩ quan Pháp, trong số đó có Chủ tỉnh là tham biện Chánh Phèn, 67 lính (gồm người Pháp & người Việt) bị giết chết. Bị nghĩa quân đoạt mất khoảng trăm khẩu súng đủ loại cùng nhiều đạn dược.
Nhưng cái thiệt hại to lớn hơn cả, đó là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân Việt đã chủ động đến đánh thực dân Pháp ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Cho nên, khi nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell đã gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique). Về phía quân dân Việt, không có con số thiệt hại. Các sách đã dẫn chỉ ghi chung chung là: Khi quân Pháp tái chiếm đồn Kiên Giang, một số nghĩa quân hy sinh, một số bị bắt. Riêng sách Lược sử Đình Vĩnh Hòa Hiệp, có một chi tiết, đó là trong số bị bắt có Phó tướng Lâm Văn Ky và 4 người bạn thân ông là Trịnh Văn Tư, Hồng Văn Ngàn, Ngô Văn Búp, Nguyễn Văn Niên. Sau, Lâm Quang Ky và ông Tư, ông Búp đều bị Pháp chém chết ngày 1 tháng 7 năm 1868. Ông Niên bị thực dân đày ra Côn Đảo 12 năm, sau khi thả về ông bị mù và chết tại làng Vĩnh Hòa Hiệp; phần ông Ngàn, tài liệu này không cho biết gì

Biên bản hỏi cung

Đại bác đồn Kiên Giang xưa, nay được trưng bày tại Cung Thiếu nhi TP. Rạch Giá.
Trích: Ngục thất trung ương Sài Gòn (tức Khám Lớn Sài Gòn) ngày, tháng:...
-Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, hỏi:...
-Nguyễn Trung Trực đáp:...Tôi đi từ Hòn Chông đến Rạch Giá, Tà Niên bằng ghe và tôi tập hợp hợp dễ dàng khoảng trăm người, bốn mươi tám giờ sau khi tôi đến, tôi đổ bộ tại Rạch Giá lúc nửa đêm.
Từ đây trở đi, chỉ dùng chữ hỏiđáp:
-Hỏi: Chú có thứ vũ khí gì?
-Đáp: Tôi chỉ có giáo.
-Hỏi: Chú có biết các sĩ quan Lang Sa  được mách bảo trước không?
-Đáp: (Có) tên Lượng mách bảo. Dầu vậy, chúng tôi quả quyết rằng tất cả đều ngủ và không làm được một cuộc biểu dương nào. Lúc bấy giờ là 4 giờ sáng và trời tối đen dầy đặc.
-Hỏi: Có lính gác Lang sa nào canh đồn không?
-Đáp: Có hai lính canh ngủ bên cạnh súng của họ và họ bị hạ sát trước tiên.
-Hỏi: Viên thanh tra và viên trưởng đồn bị giết cách nào?
-Đáp: Tôi không thể cho biết một chi tiết nào rõ ràng về việc đó. Lệnh là phải giết tất cả người Lang sa và chỉ sáng ra tôi mới biết được số người chết. Hai viên sĩ quan này đã chết từ lâu, họ đã ngã gục ngay từ đầu.
-Hỏi: Những lính Lang Sa khi lấy lại bình tĩnh, có họp lại tự vệ không?
-Đáp: Có, khoảng 10 người tự vệ trong một giờ, nhưng chúng tôi vây bức quá khiến họ không nạp đạn được ba lần.
-Hỏi: Có mấy người lính Lang Sa thoát khỏi đồn?
-Đáp: Năm, bị bắt lại trong buổi sáng. Hai người trong nhóm muốn kháng cự, tôi cho hạ sát. Còn ba người kia bị giam tại nhà làng cùng với những viên chức, những viên thông ngôn trong Tòa Bố và một số người Thiên Chúa giáo.
-Hỏi: Tại sao chú ra lệnh giết họ?
-Đáp: Không phải tôi và không bao giờ tôi muốn làm vậy. Khi tôi hay tin những đoàn lính Lang Sa tới tái chiếm đồn, tôi liền đi ra cản. Tôi để ông Lâm Văn Ky (tức Lâm Quang Ky), con của ông Cai tổng ở Rạch Giá thay tôi (chỉ huy). Trong lúc đi vắng tôi đã không ra lệnh, ông Ky đã chém đầu tất cả những người Thiên Chúa giáo và ba người Lang Sa. Khi tôi trở lại Rạch Giá trước sự đuổi theo của lính Lang Sa, cuộc hạ sát đã gần kết thúc và đến lượt viên thông ngôn Chomb. Tôi cho phóng thích và tôi lên ghe đi ngay.
Tới đây, Nguyễn Trung Trực nhìn qua phía thông ngôn, nói: Anh có mặt ở đây, (nên) xác nhận rằng tôi đã cứu mạng anh. Có thể anh có ảnh hưởng do địa vị thông ngôn của anh. Tôi chỉ yêu cầu anh dùng ảnh hưởng ấy để xin cho tôi được chết ngay.
-Hỏi: Tại sao chú cho giết chết nhân viên của sở thâu thuế nha phiến?
-Đáp: Hắn đã ra tay trước khi người ta chưa muốn tấn công hắn, (và) vì hắn đã giết ba hoặc bốn người Việt Nam, tôi không thể tha thứ cho hắn được.
-Hỏi: Vì sao mang cấp bực cao, chú lại nghe lời (đánh đồn Rạch Giá) của những người có thành tích xấu như Quản Cầu, Xã Lý và bà Đỏ. Tôi không cần nhắc thành tích của ba người đó, nhứt là bà Đỏ.
-Đáp: Tôi không biết họ, tôi tưởng rằng họ được phái từ Huế hay Quảng Nam.
-Hỏi: Chú còn muốn nói thêm điều gì không?
-Đáp: Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn.
-Hỏi: Chú ở đâu khi rời Rạch Giá?
-Đáp: Ở Phú Quốc, tôi không đi đâu cho đến ngày tôi bị bắt...
-Hỏi: Xã Lý và bà Đỏ hiện giờ ở đâu?
-Đáp: Có khi trở vào núi và chắc họ sẽ chết đói.
-Hỏi: Hồi năm 1861 người ta gọi chú là gì? -Đáp: Quản Lịch. Chính tôi làm nổ chiếc tàu đậu tại Nhật Tảo. Kế tôi ra Huế nơi tôi được bổ nhiệm chức Quản Cơ, và vài năm sau, tôi được phái đến Hà Tiên với chức vụ Thành thủ úy. (Nhưng) lúc đó quân Lang Sa đã chiếm Hà Tiên, tôi và gia đình lui về Hòn Chông...
Lời nhận xét của Đại úy Piquet sau khi lấy khẩu cung, là: Trực tỏ ra tự trọng và đầy khí phách.


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

BÌNH LOẠN: XƯA VÀ NAY

* Hơn 2000 năm trước Khổng Tử dạy rằng:
- "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" ( Bất hiếu có 3 tội, ko có con là tội lớn nhất)
* Vào thế kỷ 17, Nguyễn Du đọc lại lời giáo huấn của Khổng Phu Tử nhận xét rằng:
- Khổng Tử là bậc thánh nhân, lời lẽ hư hư thực thực thật là khó hiểu. Ta trộm nghĩ, muốn không mang tội bất hiếu, làm thân trai phải kiếm vợ bé để có con nối dõi tông đường.Vậy nên:
" Trăm năm trong cõi người ta
Có tiền mê gái, mới là thân trai"
* Đến thế kỷ 18. Cụ Đồ Chiểu xem lại lời dạy của các bậc tiền bối khen hay, nhưng cho rằng: Mê gái mà ko nhìn thấy được gái thật là uổng phí nam nhi. Vậy nên :
" Thà đui mà chẳng được nhìn
Còn hơn thấy gái, trơ trơ không dòm"
* Bước vào thế kỷ 20. Thi sĩ Hàn Mặc Tử phiêu bạt giang hồ, nhiều bồ nhí đút kết kinh nghiệm làm trai tuyệt vời:
" Tìm đâu thấy được người trong mộng
Thỏa chí hiếp dâm, khỏi ở tù"
Xin mời quý độc giả nhận xét ai đúng, ai sai?
EM GÁI CÀ MAU
NHÌN HOÀI KO BIẾT CHÁN. HÍ HÍ!!!

CON GÁI THỜI NAY
         Trời sinh con gái dạ hẹp hòi 
Mười sáu sắp lên thịt ngực lòi
               Vãi thời hai lớp choàng ngang lại
       Dây chằng hai phía chẳng cho coi!

***********
VÔ ĐỀ
 Đêm hôm qua, tôi tưởng đâu ma!
Tính ra ngoài  ia , ia không ra
Kéo quần định chạy , ngồi bật zậy
Ngoảnh cổ quay ngang thấy nó quằm!

*********

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012


  TIEU LAM 2012

Chơi dại

Ba cô thư ký trò chuyện với nhau về việc mình đã chơi khăm sếp như thế nào.

Cô thứ nhất:

- Một hôm tớ dùng băng dính dán hết các ngăn kéo của sếp lại. Thế là khi cần mở ngăn kéo, sếp bực tức quát um cả lên.

Cô thứ hai:

- Một lần lục trong ngăn kéo của sếp có mấy bọc bao cao su, tớ liền lấy kim chọc thủng tất cả, xong để lại nguyên trong ngăn kéo cho sếp.

Cô thứ ba nghe đến đây mặt tái mét, không nói được gì và ngất xỉu
.

Giấy tờ

Có 1 bác người tàu ở Sài Gòn đi xe gắn máy zô đường cấm bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Về nhà bác bức xúc kể với mấy ông bạn hàng xóm: Pữa lay, ngộ li xe pị tằng CS giao tông nó thủi, ngộ tấp vô, ló hỏi ngộ:
- Zái tò của ông lâu? Ngộ lói ngộ hỏng có lem zái theo, chỉ có lem cái cạc thui, thế là ló pắt ngội về l... (đồn)... zồi ló chuyển ngộ từ l...(đồn) nhỏ qua l...(đồn) lớn, tới cái l...(đồn) lớn nhứt ở ngay chung tâm tành pố đó. Ối trời ơi, pữa lay là ngày lễ, l...(đồn) nhỏ còn đỡ lông (đông), chớ l...(đồn) lớn hả, lông wá trời lông (đông)

Sự khác biệt ở những cô gái

Sự khác biệt ở những cô gái tuổi 8, 18, 28, 38, 48 và 58 là gì?

8 tuổi - Bạn đưa nàng lên giường và kể cho nàng một câu chuyện.
18 tuổi - Bạn kể cho nàng một câu chuyện và đưa nàng lên giường.

28 tuổi - Bạn không cần kể câu chuyện nào và đưa nàng lên giường.

38 tuổi - Nàng kể cho bạn một câu chuyện và đưa bạn lên giường.

48 tuổi - Bạn kể cho nàng một câu chuyện để tránh phải lên giường.


58 tuổi - Bạn ở lỳ trên giường cả ngày để tránh phải nghe câu chuyện của nàng.
Vượt lên chính mình
Đang xem chương trình “Vượt lên chính mình”, bà vợ quay sang cằn nhằn ông chồng đang ngồi lai rai: - Ông thấy người ta chưa? Người ta nghèo nhưng siêng năng, nên được đi thi, giành giải thưởng để xóa nợ kìa! Còn ai như ông, suốt ngày ăn nhậu, nên thiếu ngân hàng 3 triệu đến giờ cũng chưa trả nổi! Chán quá! - Bà yên tâm đi, kỳ này tui sẽ đăng ký đi thi để xóa nợ cho bà coi! - Xí! Ông thì có nghề ngỗng, tài cán gì mà đòi thi với cử? - Tại bà chưa biết đó! Tui có thể uống hết 20 chai bia trong vòng 1 phút 30 giây thôi! - Trời!!
Bóp ở đâu?
Trong khu tập thể phòng vệ sinh, hai nhà chỉ cách nhau bức mành B40. Một sáng sớm chị vợ nhà bên nói to: - Em đã bảo anh bao nhiêu lần là chỉ bóp dưới, sao anh cứ bóp trên? - Bóp đâu mà chả được, em nhiều chuyện quá! Anh hàng xóm tò mò nhìn sang, thấy tay người chồng đang cầm ống kem đánh răng!
Khôn!
Hai anh bạn ngồi tâm sự: - Này! Giữa đi nhậu với bạn thân, hay đưa vợ đi thăm bạn gái của cô ấy, cậu chọn cái nào? - Tất nhiên là sẽ đưa vợ tớ đi rồi!!! - Hừ! “Chồng ngoan” nhỉ! - Ngoan không thôi ư? Chưa đủ đâu! - Sao? - Này nhé! Đi nhậu với bạn à? Tớ cam đoan là “bọt bia” chưa tan hết trên mép thì vợ đã triệu tập về rồi, còn đưa vợ đi thăm bạn gái cô ấy ư? Hì hì... tớ sẽ được lai rai với chồng cô ta đến tận chiều... để hầu chuyện hai bà... - Hoan hô!... Cậu đúng là một ông “chồng ngoan” mà lại còn “khôn! - !!!

Định nghĩa Vợ

Vợ, từ thiếu nữ hiền lành
Ðến khi xuất giá trở thành... "quan gia"
Vợ là con của người ta
Và ta quen Vợ chẳng qua vì tình
Có quan thì phải có binh
Nên ta làm... lính hầu tình "quan gia"
Con ta do Vợ sanh ra
Nên ta với Vợ... chẳng bà con chi
Tại vì hôm Vợ vu quy
Ta lỡ làm... lính hầu đi bên nàng
Làm lính chứ không... làm tàng
Tính chất Vợ ta phải càng hiểu hơn
Mỗi khi mà Vợ giận hờn
Áp dụng "công thức giản đơn"... làm huề
Khi Vợ đã ngỏ lời... chê
Thì nên sửa đổi... "đa bê" tức thì (database)
Mỗi khi Vợ nhờ chuyện gì
"Program" Vợ viết nhớ ghi trong lòng
Khi Vợ đã nói là... "không!"
"Nguyên hàm bất định", đừng mong tìm dò
Vợ mà nổi nóng dằn co
"Bảo toàn định luật" phải lo sẵn sàng
Khi nào cùng Vợ ra đàng
"Bảy hằng đẳng thức" sẵn sàng lắng nghe
Mỗi khi mà đã ngừng xe
Phải lo... "chuyển vế " mở xe cho nàng
Cùng Vợ đi vào nhà hàng
Không nên tự ý "khai hàm tích phân"
Hễ thấy Vợ cứ nhăn nhăn
"Khảo sát hàm số" nhưng cần làm thinh
Vợ... "input" chữ "Shopping"
Thì... "output" phải áo xinh, váy đầm...
Muốn Vợ đừng có... chầm bầm
Credit cards cứ âm thầm... "khai căn"
Nếu... lỡ mà có lăng nhăng
"Giá trị tuyệt đối" một lần rồi thôi
Tình Vợ mà có muôn đời
Phải nhường Vợ chức... "đương thời quan gia"
Muốn Vợ trẻ mãi không già
Lưng ta chắc phải như là... "parabol"
Tính chất Vợ thì phải tuân
Kẻ làm... lính phải luôn luôn thật thà
Nấu cơm, đi chợ, quét nhà...
Quan gọi thì... dạ , bẩm bà có ngay
Quan thương sẽ cười suốt ngày
Quan ghét... lính sẽ bị đày khổ sai
Hễ ai có cười chê bai
Ðổ thừa... thương Vợ chứ ai mà...đần
Tính chất phải... học nhiều lần
Nếu không áp dụng trăm phần trăm... thua!!!




Những giai thoại Công tử Bạc Liêu

                                                                                                                Thú chơi xe

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

                                                                                 Thuê người Pháp làm công

Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.

                                                                                                          Thú mê võ

Công tử Bạc Liêu rất mê nghề . Vào nửa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà họcvõ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.

                                                                      Người Việt đầu tiên sở hữu máy bay

Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu[5] và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điềnRạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báoxăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạlúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân

                                                                                                     Thú vui di chuyển

Ba Huy sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[7], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.

                                                                                   Giao tranh Hắc - Bạch công tử

Bạch công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng[8], người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho[9]. Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng quaPháp học về sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ. Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ.
Tác giả Nguyễn Thiện viết:
"Đang lúc cô Ba Trà, một người con gái có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa kịp cung phụng tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe lại nhà cô Ba Trà, rủ xuống Cần Thơăn cá cháy và đánh bài gỡ bạc.
Hai người vừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa nguội thì chiếc Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả hai lâm vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh phục của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch Công tử liền lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi..."
Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời Hắc công tử đến xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công (tờ 5 đồng thời đó), Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử thấy vậy hỏi:
- Chú kiếm gì vậy?
- Tôi kiếm tờ con công. (Tờ bạc 5 đồng)
Hắc công tử mỉm cười nói:
- Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.
Nói rồi Hắc công tử móc tờ giấy bạc bộ lư (tờ 100 đồng) châm lửa soi cho Bạch công tử kiếm. Bị một vố quá nặng, vãn tuồng, Bạch công tử mới nói:
- Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng?
Hắc Công Tử đáp:
- Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để tôi chơi cho chú chết luôn!
Tối hôm sau, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ chức ở đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của rất nhiều người chứng kiến. Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những người trong gia đình họ Trần. Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba Huy tuyên bố rằng ông ta thua trong danh dự.